You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thuhang

1luật và cách chơi cờ tướng phần 2 Empty luật và cách chơi cờ tướng phần 2 Mon May 25, 2015 11:30 am

thuhang
thuhang Thành Viên Chính Thức

Bài Viết : 23

Tài sản : 37

Uy tín : 0

Sinh Nhật : 06/03/1991

IV . Điều 4: ĐI QUÂN ( luật và cách chơi cờ tướng phần 2)


• Quân cờ được xếp tại các giao điểm và di chuyển từ giao điểm này sang giao điểm khác theo đúng quy định cho từng loại quân.
• Nước đi dầu tiên của ván cờ thuộc bên Trắng, sau đó đến bên Đen và luân phiên thứ tự đó cho đến khi kết thúc ván cờ.
• Mỗi nước đi, mỗi bên chỉ được di chuyển một quân đúng theo quy định.
• Nếu đấu trực tiếp một ván thì phải bốc thăm chọn người đi trước. Nếu đấu hai hoặc nhiều ván thì bốc thăm quyết định người đi trước ván đầu, sau đó thay phiên nhau cầm quân Trắng, Đen. Thi đấu theo hệ vòng tròn, mỗi ván căn cứ vào số (còn lại là mã số, ấn định cho mỗi đấu thủ trước khi bắt thăm) cảu đấu thủ trong bảng để xác định ai là người được đi trước.


Thi đấu theo hệ Thụy Sĩ thì mỗi vòng đấu đều phải sắp xếp lại theo nhóm điểm, màu quân và bốc thăm theo quy định (xem chương VI)


• Cách đi từng loại quân quy định như sau.
• Tướng (hay Soái): mỗi nước được đi một bước ngang dọc tùy ý nhưng chỉ trong cung Tướng. Hai Tướng (Soái) không được đối mặt nhau trực tiếp trên cùng một đường thẳng. Nếu đối mặt, bắt buộc phải có quân cảu bất kỳ bên nào đứng che mặt.
• Sĩ: Mỗi nước đi từng bước một theo đường chéo trong cung Tướng.
• Tượng: Mỗi nước đi chéo hai bước tại trận địa bên mình, không được qua sông. Nếu ở giữa đường chéo đó có quân khác đứng thì quân Tượng bị cản, không đi được

• Xe: Mỗi nước được đi dọc hoặc đi ngang, không hạn chế số bước đi nếu không có quân khác đứng cản đường.
• Mã: Đi theo đường chéo hình chữ nhật của hai ô vuông liền nhau. Nếu ở giao điểm liền kề bước thẳng dọc ngang có một quân khác đứng thì Mã bị cản, không đi được
• Pháo: Khi không bắt quân, mỗi nước đi ngang, dọc giống Xe; khi bắt quân đối phương thì trên đường đi giữa Pháo và quân bị bắt buộc phải có một quân khác bất kỳ đứng làm “ngòi”. Pháo không có ngòi hay có hai ngòi trở lên thì không được quyền bắt quân đối phương.
• Tốt (Binh): Mỗi nước đi một bước. Khi chưa qua sông Tốt chỉ được tiến. Khi Tốt đã qua sông được quyền đi tiến và đi ngang, không được phép lùi.

thuhang

2luật và cách chơi cờ tướng phần 2 Empty Re: luật và cách chơi cờ tướng phần 2 Mon Jun 01, 2015 10:00 am

thuhang
thuhang Thành Viên Chính Thức

Bài Viết : 23

Tài sản : 37

Uy tín : 0

Sinh Nhật : 06/03/1991

Luật và Mẹo chơi cờ tướng (phần 3)

V . Điều 5: BẮT QUÂN


• Khi một quân đi tới một giao điểm khác đã có quân đối phương đứng thì được quyền bắt quân đó, đồng thời chiếm giữ vị trí quân bị bắt.
• Không được bắt quân bên mình. Được phép cho đối phương bắt đầu quân mình hay chủ động hiến quân mình cho đối phương, trừ Tướng (Soái).
• Quân bị bắt phải bị loại và bị nhấc ra khỏi bàn cờ.


VI . Điều 6: CHIẾU TƯỚNG


• Quân của một bên đi một nước uy hiếp để nước tiếp theo chính quân đó hoặc quân khác bắt được Tướng (Soái) của đối phương thì gọi đó là nước chiếu tướng. Bên bị chiếu Tướng phải tìm cách chống đỡ ứng phó, tránh nước chiếu Tướng. Nếu không sẽ bị thua ván cờ. Khi đi nước chiếu Tướng, bên đi có thể hô “chiếu Tướng!”hay không cần hô cũng được. Tướng bị chiếu từ cả bốn hướng (bị chiếu cả từ phía sau)
• Ứng phí với nước chiếu Tướng.


- Để không thua cờ, bên bị chiếu Tướng phải ứng phó theo các cách sau:


• Di chuyển Tướng sang vị trí khác để tránh nước chiếu.
• Bắt quân đang chiếu.
• Dùng quân khác cản quân chiếu, đi quân che đỡ cho Tướng

thuhang

3luật và cách chơi cờ tướng phần 2 Empty Re: luật và cách chơi cờ tướng phần 2 Tue Jun 09, 2015 10:41 am

thuhang
thuhang Thành Viên Chính Thức

Bài Viết : 23

Tài sản : 37

Uy tín : 0

Sinh Nhật : 06/03/1991

Luật và Mẹo chơi cờ tướng (phần 4)

VII . Điều 7: THẮNG CỜ, HÒA CỜ VÀ THUA CỜ


• Thắng cờ: Trong một ván cờ, đấu thủ thắng cờ nếu:

• a) Chiếu bí được Tướng đối phương.
• b) Khi Tướng (hay Soái) của đối phương bị vây chặt hết nước đi và các quân khác của đối phương cũng không thể di chuyển được thì tuy chưa bị chiếu hết, đối phương vẫn bị tuyên bộ thua cờ.
• c) Chiếu Tướng đối phương mà đối phương không chống đỡ cho Tướng mình được.
• d) Đối phương không đi đủ số nước quy định trong thời gian quy định.
• e) Đối phương tới chậm quá thời gian quy định để bắt đầu ván đấu.
• g) Bất kể tình huống nào, đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước di, nếu không bị xử thua.
• h) Đối phương phạm luật cấm, còn bên này không phạm luật, bên phạm luật không chịu thay đổi nước đi.
• i) Khi mở niêm phong tiếp tục ván hoãn, nếu bênh niêm phong ghi sai nước đi mà không giải thích được thì bị xử thua. Nếu đấu thủ có lượt đi ghi sai nươc đi trong niêm phong nhưng đối phương bỏ cuộc thì cả hai đều bnị xử thua.
• k) Đối phương tự tuyên bố xin thua.
• l) Đối phương vi phạm luật bị xử thua.
• m) Đối phương không ghi 3 lần biên bản mỗi lần gồm 4 nước liên tục.
• n) Đối phương mắc lỗi kỹ thuật 3 lần, mắc lỗi tác phong 3 lần.
• o) Đối phương vi phạm các trường hợp bị xử thua cụ thể trên các thế cờ (xem chương V)



• Hòa cờ khi gặp các tình huống sau đây:
• a) Trọng tài xét thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được Tướng đối phương.
• b) Hai bên đều không phạm luật cấm và đều không chịu thay đổi nước đi.
• c) Hai bên cùng một lúc phạm cùng một điều luật cấm (như đuổi bắt quân nhau…)
• d) Một bên đề nghị hòa, bên đối phương đồng ý thì ván cờ mặc nhiên được công nhận là hòa.
• e) Một bên đề nghị hòa, sau khi trọng tài kiểm tra mỗi bên đi đủ 60 nước mà không có một nước bắt quân nào thì ván cờ được xử hòa.
• f) Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.
• g) Các trường hợp cụ thể về hòa cờ, thể thức hòa cờ và các thế cờ hòa xem Điều 24 ở chương V của luật này.

thuhang

4luật và cách chơi cờ tướng phần 2 Empty Re: luật và cách chơi cờ tướng phần 2 Tue Jun 09, 2015 11:23 am

thuhang
thuhang Thành Viên Chính Thức

Bài Viết : 23

Tài sản : 37

Uy tín : 0

Sinh Nhật : 06/03/1991

Luật và mẹo chơi cờ tướng phần 5

CHƯƠNG II : TIẾN HÀNH VÁN CỜ


Điều 8: NƯỚC CỜ

- Một nước cờ gồm một lượt đi của bên Trắng và một lượt đi của bên Đen. Khi tiến hành ván cờ bên Trắng đi trước, bên Đen chờ bên Trắng đi xong mới đi, và cứ thế lần lượt cho tới hết ván. Không bên nào được đi liên tiếp hai lượt trở lên.

Điều 9: CHẠM QUÂN


• Chạm quân có nghĩa là đụng vào quân cờ, vừa có nghĩa là cầm lấy quân cờ. Có hai trường hợp chạm quân:
• Chạm quân vô lý: do tay vô tình chạm quân, do khi đi quân ống tay áo chạm vào quân, do mất thăng bằng cơ thể mà đụng vào quân hay làm đổ quân…
• Chạm quân cố ý : là cầm một quân, có ý định đi quân đó nhưng khi nhấc quân đó lên đi thì đổi ý muốn đi lại quân khác, hoặc đã cầm quân đối phương để bắt quân đó nhưng lại muốn thay đổi không bắt quân đó nữa, hoặc khi đã đặt quân vào vị trí mới rồi, lại muốn hoãn để đi quân khác…


- Với trường hợp vô ý, trọng tài chủ yếu là nhắc nhở hoặc cảnh cáo.

- Với trường hợp cố ý thì bắt lỗi theo các quy định cụ thể dưới đây:


• 9.1. Đấu thủ tới lượt đi, nếu chạm tay vào quân nào của mình thì phải đi quân đó. Nếu nước đi này bị luật cấm thì được đi quân khác, nhưng phạm lỗi kỹ thuật. Nếu chạm hơn một quân thì phải đi quân chạm trước tiên. Không thể xác định chạm quân nào trước thì được phép đi một trong các quân đó.
• 9.2. Chạm quân nào của đối phương thì bắt quân đó. Trường hợp không có quân cờ nào của mình bắt được quân đó thì được đi nước khác nhưng bị ghi một lỗi kỹ thuật. Chạm số quân đối phương hơn một thì phảu ăn quân chạm trước, khi không thể xác định quân nào trước sau thì ăn một trong số đó, không được phép không bắt quân đối phương.
• 9.3. Chạm quân mình trước, sau đó chạm quân đối phương thì:

• a) Quân mình bị chạm trước phải bắt quân đối phương chạm sau.
• b) Nếu quân mình không thể bắt quân đối phương đó thì phải đi quân mình đã chạm.
• c) Nếu quân mình không được thì phải dùng quân khác bắt quân bị chạm của đối phương.
• d) Nếu không có nào của mình bắt được quân bị chạm của đối phương thì được đi nước khác, nhưng phạm một lỗi kỹ thuật.
• 9.4. Đấu thủ có lượt đi, chạm quân đối phương trước ròi chạm quân mình sau, thì:

• a) Quân mình bị chạm phải bắt quân đối phương.
• b) Nếu quân mình đã chạm không bắt được quân đối phương đó, thì phải dùng quân khác bắt quân bị chạm của đối phương.
• c) Nếu không có quân nào bắt được quân của đối phương, thì phải đi quân mình đã chạm.
• d) Nếu quân mình đã chạm cũng không đi được thì đi quân khác, nhưng phạm một lỗi kỹ thuật.


• 9.5. Cùng một lúc chạm quân của cả hai bên thì bị xử theo Điều 9.4.

• a) Quân cờ phải được đặt đúng vị trí trên bàn cờ. Nếu đấu thủ xếp lại quân cờ cho ngay ngắn thì phải báo trước cho trọng tài hay đối phương “tôi sửa quân này” và chủ được phép sửa quân khi đến lượt mình đi.
• b) Đi quân rồi không được đi lại. Khi quân đã đặt tới một vị trí khác trên bàn cờ, thì dù chưa buông tay cũng không được thay đổi.



• 9.6. Động tác chạm lần đầu do vô ý, trọng tài nhắc nhở; nếu vô ý lần thứ hai, trọng tài cảnh cáo, nếu tái phạm lần thứ ba thì xử lý như chạm quân cố ý.
• 9.7. Đi quân chạm nhiều giao điểm thì phải dừng quân cờ đó ở giao điểm chạm trước tiên.
• 9.8. Đấu thủ cầm quân vô ý rơi giữa 2 điểm nào đó của bàn cờ thì trọng tài nhắc nhở, tái phạm bị xử một lỗi kỹ thuật.



• 9.9. Các thế cờ không hợp lệ:

• a) Nếu trong ván đấu phát hiện vị trí ban đầu của các quân cờ bị xếp sai từ đầu ván cờ thì phải hủy bỏ ván đó và chơi lại ván mới.
• b) Nếu hai đấu thủ đi nhầm màu quân theo luật định (như bên cầm quân Đen đáng lẽ đi sau thì lại đi trước) thì hủy bỏ ván cờ và chơi lại ván khác.
• c) Nếu hai đấu thủ đi nhầm màu quân nhưng bên đi tiên vẫn đi trước (Bên tiên tuy cầm quân Đen nhưng vẫn đi trước) và diễn biến ván cờ không bị phạm luật thì giữ nguyên hiện trạng ván cờ, đổi lại màu quân để tiếp tục ván cờ bình thường.
• d) Sau khi kết thúc ván cờ, hai bên ký vào biên bản và trọng tài xác nhận kết quả thì ván đánh đó có hiệu lực, không đánh lại, dù đã xảy ra các thế cờ không hợp lệ trên.
• e) Bị nhầm mầu quân nhưng cả hai đấu thủ đã chơi xong ván cờ mới phát hiện ra, thì kết quả ván đấu vẫn được công nhận, không phải đánh lại ván cờ đó, nhưng đấu thủ đáng lẽ cầm quân Trắng lại cầm nhầm quân Đen thì vẫn phải ghi là cầm quân Trắng để đảm bảo cho việc bắt thăm màu quân vòng sau vẫn bình thường.



• 9.10. Nước đi sai, quân đặt sai. Nếu đang đánh mà:

• a) Phát hiện một nước không hợp lệ hoặc
• b) Quân cờ đi sang vị trí không đúng giao điểm quy định thì thế cờ phảu được khôi phục lại theo biên bản từ nước không hợp lệ (hay di chuyển sai). Trong quá trình khôi phục này phải dừng đồng hồ theo quyết định của trọng tài.



• 9.10.1. Nếu không xác định được sai từ nước đi nào thì diễn lại biên bản, tìm chỗi sai, đánh tiếp ván cờ.
• 9.10.2. Nếu đến lúc ván cờ kết thúc mới phát hiện nước sai lầm trên phải công nhận kết quả đang đánh.



• 9.11. Trọng tài can thiệp và phân xử việc chạm quân khi một bên đề nghị với trọng tài.

• a) Nếu có chạm quân nhưng không bên nào đề nghị thì ván đấu vẫn diễn ra bình thường, trọng tài không can thiệp.
• b) Việc chạm quân phải được hoặc đối phương công nhận, hoặc trọng tài chứng kiến còn nếu chỉ có một bên tố cáo thì trọng tài cũng không xét để phạt đối phương.
• c) Ngoài đối thủ và trọng tài thì bất cứ người nào khác (huấn luyện viên, lãnh đội, người thân của đấu thủ, khán giả…) can thiệp cũng không có giá trị.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết