You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Mr.Hiểu

1HIỆP SĨ ẤN ĐỘ VÀ CÔ GÁI VIỆT Empty HIỆP SĨ ẤN ĐỘ VÀ CÔ GÁI VIỆT Tue Oct 01, 2013 7:44 am

Mr.Hiểu
Mr.Hiểu Thành Viên Gắn Bó

Bài Viết : 379

Tài sản : 1741

Uy tín : 349

Sinh Nhật : 09/11/1986

Phương châm : Chúc một ngày tốt lành

CHUYỆN TÌNH KHÓ TIN CÓ THẬT

HIỆP SĨ ẤN ĐỘ VÀ CÔ GÁI VIỆT Hiep-si-an-do-va-co-gai-viet
Gia đình Kamal Danji

Chuyện tình của họ có đủ yếu tố để kết thúc là một câu chuyện cảnh giác. Nó xuất phát từ một cái nền quá sức chông chênh, chỉ dựa vào lòng tin và tình yêu, những thứ rất ư vô hình.
Tôi gọi Kamal Danji là hiệp sĩ, bởi cách sống của anh mang màu sắc đó. Sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc ở Ấn Độ, bố từng là bộ trưởng vào những năm 60 của thế kỷ trước. Kamal từng là cảnh sát, rồi vào quân đội. Suốt từ thời biết rung động đến tận năm 36 tuổi, anh chỉ có duy nhất một mối tình thời sinh viên. 


Sau khi bị gia đình bạn gái phản đối, họ chia tay, và từ đó anh chẳng yêu ai khác.  Lý do chính là vì Kamal nghĩ đến mọi cô gái Ấn Độ như chính em gái mình, nên không bao giờ có ý nghĩ sẽ cưới họ. Lý do khác là vì công việc. Anh làm việc trong quân đội, sẽ có lúc phải bắn ai đó, chẳng có lý do gì mà anh lại không bất ngờ bị lãnh đạn bởi ai đó. Như vậy, chẳng phải vợ còn sẽ khổ lắm sao? Và như vậy, đồng nghĩa với việc Kamal không bao giờ định lấy vợ.
Tất nhiên nếu Kamal cứ sống như vậy mãi, tôi sẽ chẳng có câu chuyện nào để kể. Khi đã ngoài 30 tuổi, cụ thể là 35 tuổi, là đại úy quân đội và cuộc sống cũng gọi là có chút thành tựu, nếu cứ đi thẳng đường đó, đích đến sẽ là “luxury life”, một viễn cảnh đầy đủ, sang trạng và có quyền lực, Kamal bỗng chán thứ mà mình vốn coi là lý tưởng. Và ngoài 30 tuổi, Kamal bỗng chơi vơi, bồng bềnh, thậm chí có một chút cảm giác lạc loài.
Tôi gọi chị là nàng Padmini, vì Kamal và gia đình anh gọi chị như vậy. Padmini trong tiếng ấn nghĩa là “hoa sen”. Không thể có một cái tên nào đẹp hơn để gọi người phụ nữ Việt Nam. Đó là cả một sự xưng tụng. 
Anh 35. Chị 27. Họ gặp nhau lần đầu trên internet, thông qua chatroom, bằng 2 cái nickname xa lạ. Họ trò chuyện qua lại. Hợp nhau. Tiếp tục trò chuyện qua lại chừng 6 tháng. Chỉ trong vòng thời gian đó, chưa ai trực tiếp gặp ai, anh đi đến một quyết định điên rồ: cưới. Quyết định đó tất nhiên đến từ nhiều yếu tố, và một trong những yếu tố đó là vì anh hỏi chị theo tôn giáo nào, chị trả lời chẳng theo tôn giáo nào. Lớn lên trong một đất nước có nhiều tôn giáo, và đã phải cầm súng vì xung đột tôn giáo, Kamal phát ớn tôn giáo. Đó là lý do ra đời “tôn giáo tình yêu”. Sao không đơn giản chỉ là tình yêu thôi?!
Chuyện tình của họ có đủ yếu tố để kết thúc là một câu chuyện cảnh giác. Nó xuất phát từ một cái nền quá sức chông chênh, chỉ dựa vào lòng tin và tình yêu, những thứ rất ư vô hình. Họ đến từ 2 đất nước xa lạ, 2 nền văn hóa khác nhau, nhìn nhau qua màn hình máy tính và hiểu nhau qua một thứ ngôn ngữ vay mượn. Chị tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Pháp, lúc đó đang là nhân viên của Viettel, và nói chuyện với anh vì muốn học tiếng Anh. Anh là người Ấn, giao tiếp tiếng Anh cũng ổn, nhưng không thể thoái mái hạnh phúc với nó, vì đó không phải là tiếng mẹ đẻ. 
Họ hợp nhau mọi nhẽ, mà có lẽ hợp nhất là cách sống chân thành, hơi ngây ngô lạc thời. Họ chưa bao giờ nói lời yêu, vì bạn qua mạng, mới quen nhau được vài tháng mà nói lời yêu thì kỳ cục quá. Thâm tâm chị coi anh là bạn. Bạn bè nhưng cũng bóng gió giận hờn. Dây dưa được vài ngày, anh viết một bức thư dài: “Anh không thể mất em vì một lý do dở hơi như vậy được”. Chị cảm động. Họ làm hòa. Câu chuyện đã mang hơi hướm một tình yêu. 
Sau bận đó, và cả nghìn lý do khác, anh đề nghị cưới. Có gì thôi thúc anh thì chỉ anh mới biết mà thậm chí chính anh cũng chẳng cắt nghĩa được rõ ràng. Nguyên chuyện cưới đã đủ điên rồ rồi, nhưng ý tưởng cuả anh còn điên hơn cả sự điên rồ: không cần gặp mặt. Gia đình anh sang Việt Nam chỉ để cưới chứ không phải để cân nhắc. 
Chị bối rối. Trước đó chị chưa yêu ai cả để hiểu thế nào là tình yêu. Thêm nữa, chị đã xem ảnh và biết anh là một chàng điển trai, cao lớn, trong khi chị cực kỳ bé nhỏ, khiêm nhường. Ngộ nhỡ anh chê chị xấu? Chị xin lời khuyên từ gia đình, bạn bè, 10 người thì có 11 người phản đối. Rất nhiều lý do để lo sợ. Ngộ nhỡ buôn người? Ngộ nhỡ anh chỉ giả vờ cưới, còn chồng thật sự là một ông già tật nguyền ngồi xe lăn? Sau này chị mới biết gia đình anh cũng có nỗi băn khoăn như vậy. 
Thế nhưng 6 tháng nói chuyện đủ cho họ có được niềm tin vào nhau, lớn đến mức thuyết phục được 2 bên gia đình, lấn át cả sự sợ hãi. Chị lúc đó làm Viettel, lấy chồng nước ngoài nghĩa là nghỉ việc. Ừ thì nghỉ việc. Điều kiện duy nhất của chị là cưới xong Kamal phải ở Việt Nam 3 tháng. Thời gian đó không phải để cho chị, mà để cho gia đình chị thấy anh có thật đáng tin cậy không, trước khi theo anh sang Ấn Độ bắt đầu một cuộc sống mới. Anh đồng ý, nhưng chỉ ở được 1 tháng thì có vấn đề về visa, phải trở về Ấn Độ. Chị đi theo. Một tháng cũng đủ để bố mẹ chị yên tâm về chàng rể “hiệp sĩ”. 
TÌNH YÊU CHỨNG MINH TẤT CẢ:
Trong dự tính ban đầu, họ chưa bao giờ nghĩ đến một cuộc sống tại Việt Nam. Nhưng đến giờ, sau 6 năm cưới nhau, phần lớn thời gian họ sống ở đây. Đó là con đường mà tình yêu dẫn dắt. Sang Ấn Độ sống được vài tháng thì chị mang bầu. Dù không gặp khó khăn gì về giao tiếp vì chị rành tiếng Anh, và gia đình anh cũng vậy, nhưng chị nhớ nhà và không ăn được đồ ăn Ấn. Vì lo cho em bé, họ quyết định về Việt Nam. 
Cả hai đều không có việc làm, bố mẹ chị đã hỗ trợ họ trong một khoảng thời gian dài, cỡ 2 năm. Điều đó thực sự làm chàng rể Ấn kinh ngạc. Tại quê hương anh, đàn ông muốn lấy vợ phải có nhà, có việc làm đàng hoàng và phải chịu trách nhiệm nuôi vợ. Chị đồng ý làm vợ anh mà không biết anh có gì trong tay đã đủ kinh ngạc rồi. Bố mẹ vợ nuôi con rể thì đúng là điều không tưởng tượng nổi. Nhưng đúng là họ đã bao bọc chàng rể không biết tiếng Việt này bằng tình yêu thật sự của người làm cha mẹ. Và bé Anushka Danji ra đời trong hoàn cảnh đó.
Vì nghĩ mình là đàn ông, mạnh mẽ và dễ thích nghi hơn nên sau khi em bé ra đời, anh vẫn tiếp tục sống ở Việt Nam. Đến lúc đó thì anh phải nghĩ có một công việc, và quyết định kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, đá quý nhập khẩu từ Ấn Độ. Họ khởi đầu với 600 USD vay mượn, chẳng một chút kinh nghiệm nào, và với một chiến lược duy nhất là bán thật. Món hàng xứng với đồng tiền mà khách bỏ ra. 
Cửa hàng bé xíu số 3 Hàng Bạc đó là cái duyên để tôi gặp họ lần đầu và tự mình trải nghiệm sự “bán thật” của họ. Tôi mua vòng tay trị giá đúng 100.000 đồng với không nhiều kỳ vọng, nhưng nó đáp lại còn hơn cả kỳ vọng. Càng  đeo, chiếc vòng càng sáng bóng lên, càng đẹp. Vì lẽ đó, việc làm ăn của anh chị ngày càng thịnh vượng.
Sống ở Việt Nam, anh không có cuộc sống xã hội mà chỉ có gia đình, vì anh không nói được tiếng Việt. Ngoài nói chuyện với chị thì anh chẳng có bạn bè nào khác, chỉ thỉnh thoảng nhớ quê hương thì đến nhà hàng Ấn Độ. Tiếng Việt của anh chỉ đủ phân biệt ngôi thứ, lứa tuổi, giới tính, để gặp và biết ai phải chào bằng ông, ai chào bằng anh, ai chào chị, chào cô… Cô con gái Anushka tuy mới 5 tuổi nhưng rành cả tiếng Anh, tiếng Việt lẫn tiếng Ấn vẫn an ủi: “Bố đừng lo. Con sẽ dạy bố tiếng Việt”. Có tình yêu, cuộc sống thế là đủ. Họ đã hết lòng vì nhau, người này đều muốn người kia có hạnh phúc nhiều nhất.
Giờ thì Kamal đã yêu Việt Nam lắm rồi, yêu đến độ sẵn sàng tham gia Quân đội Việt Nam, sẵn sàng cầm súng bảo vệ Việt Nam. Yêu đến độ ra ngoài đường nhìn những ngã tư ách tắc, nhìn những dòng sông nặng rác, Kamal nhọc lòng suy nghĩ biện pháp để cải tiến giao thông, để biến dòng sông rác có thể đi lại bằng thuyền, tao nhã như thuở xưa, vừa thu hút khách du lịch, vừa giảm ùn tắc. Dù ý tưởng đó, anh chẳng biết nói với ai, anh chẳng làm gì, vẫn nung nấu, vẫn suy nghĩ. Anh là hiệp sĩ mà. 
Kamal bảo chẳng mong thay đổi gì trong cuộc đời mình, chỉ ước giá gặp chị sớm hơn. Gặp tình yêu đích thực của đời mình lúc nào cũng là muộn, bởi vì thêm 1 giờ bên nhau cũng là quý giá. Mải kể lể, suýt quên nói tên tuổi họ, mà vì thế biết đâu nhiều độc giả nghĩ rằng tôi bịa. Anh Kamal Danji, chị là Trịnh Thị Thu Hương. Họ đang hạnh phúc sống tại số 130, tổ 13, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

https://game8.forumvi.net

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết