You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Tin*Game8

1Họ đang làm Cosplay hay Mascot? Empty Họ đang làm Cosplay hay Mascot? Wed Aug 28, 2013 6:44 am

Tin*Game8
Tin*Game8 Thành Viên Gắn Bó

Bài Viết : 330

Tài sản : 2999

Uy tín : 5

Có vẻ sự lạm dụng việc chụp ảnh trang phục đã làm nhập nhằng giữa khái niệm Cosplay và Mascot trong làng game Việt.
Họ đang làm Cosplay hay Mascot? Cosplay_girls
Trong suốt quá trình phát triển của làng game Việt, việc các NPH hợp tác với các người mẫu, người nổi tiếng để thực hiện những bộ ảnh chụp trang phục đặc trưng để quảng bá cho game cũng như giới thiệu tư cách đại sứ, đại diện cho game. Trong số đó một số đơn vị đã giới thiệu những bộ ảnh này là cosplay của đại sứ, đại diện game. Nếu xét theo khía cạnh ngữ nghĩa thì đây là một hiểu lầm cần làm rõ, việc các NPH làm là một động tác xây dựng Mascot chứ không phải một hoạt động Cosplay.
Họ đang làm Cosplay hay Mascot? Colonel-Sanders
Colonel Sanders, người sáng lập cũng là mascot chính của thương hiệu KFC.
Theo như định nghĩa thì Mascot là một linh vật đại diện mang lại may mắn cho một nhóm người, một nghề nghiệp, một công ty hoặc một thương hiệu sản phẩm. Mascot ngoài việc thể là là vật biểu trưng còn có vai trò là hình ảnh đại diện và đôi khi là người phát ngôn cho nhóm mà mình là linh vật.
Ví dụ điển hình về một mascot trong làng game là hình ảnh nữ nhân vật đại diện cho Xbox 360 tại Nhật Bản. Tại thị trường Nhật, Xbox 360 khá khó khăn để cạnh tranh với “hàng nhà” Playstation 3 củaSony, nhất là khi ý thức dân tộc của người Nhật rất cao. Microsoft đã nhanh chóng nghĩ đến việc làm một mascot là nữ nhân vật được vẽ theo phong cách anime đặc trưng của Nhật. Mascot này có trang phục được thiết kế đặc biệt mang đậm màu sắc của chiếc tay bấm Xbox 360 và nó đã giúp khách hàng Nhật cảm thấy thân thiện hơn với sản phẩm này.
Họ đang làm Cosplay hay Mascot? Ku-xlarge
Mascot đậm chất anime của Xbox 360 tại Nhật.
Cosplay lại là một hoạt động của các fan hâm mộ mặc trang phục giống với nhân vật mà mình thích và biểu diễn lại những hành động cũng như hoạt động phản ánh cá tính đúng của nhân vật đó. Chính vì vậy cụm từ Cosplay luôn bao hàm 2 ý nghĩa Cos (costume: trang phục) và play (player: người diễn xuất). Về giai thoại xuất hiện của cosplay có vẻ xuất phát từ một hướng mới của mascot nhưng nó đã hoàn toàn tách ra thành một văn hóa riêng biệt.
Một trong hàng vạn ví dụ về cosplay có thể kể đến nữ coser khá nổi tiếng trong làng game là Mitu Kat, từng đạt giả vầ cosplay của nhiều NPH game và tự bỏ tiền theo đuổi đam mê của mình. Nếu bạn biết giá một bộ cosplay lên đến vài triệu đồng chưa kể chi phí chụp ảnh (nếu thực hiện ảnh chụp) hoặc chi phí đi lại trang điểm nếu là tham dự cuộc thi, event, thì bạn sẽ hiểu cần phải có đam mê mới dám tự nguyện đầu tư như vậy. Cộng đồng cosplay Việt vẫn còn rất nhiều coser như vậy, thậm chí có người dùng đam mê để nuôi đam mê bằng cách nhận may trang phục cosplay cho bạn bè để lấy tiền trang trải cho chi phí cosplay của mình.
Họ đang làm Cosplay hay Mascot? Nami1
Cosplay Nami trong One Piece do coser Mitu Kat thực hiện.
Nếu nhìn vào định nghĩa có thể thấy những khác biệt cơ bản giữa Cosplay và Mascot, đó là người làm cosplay là người hâm mộ và làm hoàn toàn không vì vụ lợi mà vì đam mê. Cosplay chỉ vào vai những nhân vật cụ thể trong một bộ phim, anime, manga nào đó. Ngược lại, với Mascot, doanh nghiệp bỏ tiền ra thuê người mẫu chụp ảnh, lăng xê hình ảnh người đại diện cho sản phẩm không ngoài mục đích vụ lợi về truyền thông sản phẩm. Mascot không bắt buộc phải là một nhân vật cụ thể đã có trước nào mà thường là do doanh nghiệp tự đề ra. Điểm chung duy nhất giữa 2 khái niệm này có lẽ là đều được thực hiện bằng cách cho người mẫu mặc trang phục được thiết kế độc đáo riêng.
Nếu soi vào những phân tích trên có thể thấy những hoạt động mà các NPH game làm từ trước đến nay giống với dựng mascot hơn là cosplay. Thiết nghĩ các NPH cần phải xác định rõ những thuật ngữ có liên quan để có hướng truyền thông đúng các mascot của mình và tránh làm ảnh hưởng đến các nhóm yêu thích cosplay.
Họ đang làm Cosplay hay Mascot? Monk-cosplay
Trang phục cosplay phải làm bằng tay để đảm bảo độ tinh xảo nên giá chúng rất đắt.
Bài viết này không nhằm mục đích chỉ trích hay đả phá NPH hay những hoạt động chụp ảnh trang phục, giới thiệu đại sứ của các game mà chỉ muốn nói lại cho rõ những định nghĩa đang có dấu hiệu bị hiểu lầm dẫn đến sai sót về nhận biết đối với NPH và người chơi game. Thực sự những hoạt động dựng mascot cho thương hiệu đã góp phần quan trọng để nâng cao (hoặc hạ thấp nếu làm sai) hình ảnh sản phẩm của mình trước công chúng, thu hút nhiều hơn khách hàng đến với mình. Nhưng cuối cùng thì vẫn phải nhấn mạnh, Mascot không phải là Cosplay.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết